Trong quan niệm của người Việt, bàn thờ trong mỗi gia đình, nơi thờ cúng gia tiên, tưởng nhớ tổ tiên là nơi trang nghiêm, tôn kính nhất. Thế nhưng phong tục tốt đẹp từ ngàn đời này có những nguyên tắc sắp xếp, trang hoàng riêng mà không phải ai cũng biết.
Ngày đăng: 06-10-2014
11,057 lượt xem
Bàn thờ, Văn hóa thờ cúng của người Việt.
Trong quan niệm của người Việt, bàn thờ trong mỗi gia đình – nơi thờ cúng gia tiên, tưởng nhớ tổ tiên là nơi trang nghiêm, tôn kính nhất. Thế nhưng phong tục tốt đẹp từ ngàn đời này có những nguyên tắc sắp xếp, trang hoàng riêng mà không phải ai cũng biết.
Trong tín ngưỡng của người Việt, Bộ tam sự là những vật linh thiêng, nắm giữ sợi dây liên hệ giữa con cháu và ông bà, tổ tiên – những người đã khuất.
Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta nguồn gốc từ đâu?
Có cha có mẹ rồi sau có mình.
Tổ tiên được ví như cây đại thụ, con cháu được ví như cành lá, gốc có tốt thì cành lá mới xum xuê. Tục thờ cúng gia tiên chính là sự ghi nhớ công ơn của các đấng sinh thành, đồng thời mong được che chở “phù hộ độ trì”.
Tùy theo văn hóa vùng, miền và điều kiện cụ thể của mỗi gia đình mà bàn thờ có thể to, nhỏ, cách bài trí cũng có nét khác biệt. Tuy nhiên vẫn có những nguyên tắc chung trong cách bài trí và sử dụng đồ thờ cúng, như: bàn thờ phải hội đủ ngũ hành; tết nhất phải có mâm ngũ quả; sử dụng hoành phi, câu đối, tam sự… trong thờ cúng.
Bộ tam sự gồm ba vật là 01 lư hương và 02 cây đèn. Lư thường dùng để thắp hương và được coi là nơi hội tụ của tinh tú. Hai cây đèn là tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng. Lư được đặt giữa nơi thờ cúng, đặc biệt lư thường được đặt giữa đôi đèn.
Lư hương là nơi để đốt trầm, chủ yếu để tạo ra mùi hương trầm thơm, bởi theo quan niệm từ xưa thì hương thơm thể hiện lòng thành, sự thanh khiết cao quý. Chính vì thế, lư hương với những khói trầm toả ra có tác dụng thanh lọc khí rất tốt; về mặt tâm linh thì nó hoá giải được hung khí tăng thêm cát khí, gia tăng sự hoà thuận, hiếu thảo, sự tăng tiến về trí tuệ tài lộc. Hai cây đèn cúng dùng để thắp sáng và tăng thêm tính lung linh, và uy nghiêm ở bàn thờ.
Cũng với ý nghĩa trên, Bộ ngũ sự gồm năm vật dụng – thêm đôi hạc. Hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao.
Một số gia đình sử dụng bộ thất sự - thêm đôi lọ đựng nhang và đồ thể thắp lửa.
Các bộ tam sự và ngũ sự, được sử dụng bằng rất nhiều chất liệu khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là đồng (kết hợp với bàn thờ, ngai bằng gỗ; nước trong tam sơn; lửa từ nhang; đất, cát, tro trong bát hương tạo thành ngũ hành). Chất liệu đồng được ưa chuộng vì màu sắc trang trọng, chất liệu bền với thời gian và vẻ ngoài cổ kính. Đồ đồng nổi tiếng và được ưa chuộng từ rất lâu ở nước ta và có rất nhiều hiện vật đồng cổ được lưu truyền gìn giữ đến tận ngày nay. Tất cả đều mang trên mình những nét truyền thống và được coi là báu vật của gia đình, dòng họ.
Gửi bình luận của bạn